Dành cho nhà tuyển dụng

Mục lục

Không phải bất kì công việc nào được nhà tuyển dụng offer thì ứng viên chắc chắn đồng ý. Nguyên nhân là do ứng viên dựa vào nhiều tiêu chí để quyết định nhận công việc hay không. Đó có thể là mức lương, sự phù hợp với sở thích, chính sách đãi ngộ, phúc lợi,... Dù công việc không phù hợp với nguyện vọng, ứng viên cũng nên viết thư từ chối offer công việc chuyên nghiệp mà không nên im lặng. Dưới đây là bài viết hướng dẫn cách viết thư từ chối, cùng Vjobs tham khảo nhé!

>>> Việc làm tại Cần Thơ đang tuyển dụng trên Vjobs: TẠI ĐÂY

>>> Việc làm tại Thành phố Hồ Chí Minh đang tuyển dụng trên Vjobs: TẠI ĐÂY

1. Offer công việc là gì?

Offer công việc (Job Offer) là đề nghị chính thức từ một công ty hoặc nhà tuyển dụng gửi đến ứng viên sau khi họ đã vượt qua quá trình tuyển dụng. Một job offer thường bao gồm các thông tin quan trọng như:

  • Vị trí công việc
  • Mức lương & phúc lợi (lương cơ bản, thưởng, bảo hiểm, trợ cấp…)
  • Mô tả công việc (nhiệm vụ, trách nhiệm chính)
  • Thời gian làm việc
  • Địa điểm làm việc
  • Ngày bắt đầu công việc
  • Các điều kiện & điều khoản khác

Ứng viên có thể chấp nhận, từ chối hoặc thương lượng trước khi ký kết hợp đồng lao động chính thức.

2. Vì sao cần phải viết thư từ chối offer công việc chuyên nghiệp?

Thay vì im lặng trước đề xuất công việc từ phía nhà tuyển dụng, hãy viết thư từ chối offer công việc chuyên nghiệp nếu công việc không phù hợp. Điều này giúp bạn trở nên chuyên nghiệp và không đánh mất cơ hội của bản thân trong tương lai.

Khi nhà tuyển dụng nhận được thư từ chối công việc từ ứng viên đồng nghĩa với việc họ nhận được sự tôn trọng tương ứng. Khi không nhận công việc, việc viết thư hoặc gọi điện chính là cách đáp lại sự ghi nhận năng lực và tin tưởng của doanh nghiệp.

Phản hồi bằng việc viết thư hoặc gọi điện càng sớm càng tốt để nhà tuyển dụng tiết kiệm thời gian. Khi nhận được sự từ chối, họ sẽ biết lên kế hoạch tuyển dụng nhân viên mới để đảm bảo tiến độ công việc.

>>> Khám phá các việc làm đang tuyển dụng trên Vjobs.vn: TẠI ĐÂY

Nhà tuyển dụng kịp thời tìm kiếm ứng viên mới
Nhà tuyển dụng kịp thời tìm kiếm ứng viên mới

3. Hướng dẫn cách viết thư từ chối

Xu hướng làm việc qua email ngày càng phổ biến bởi tính thuận tiện và sự chuyên nghiệp. Do đó, thay vì gọi điện hoặc sắp xếp lịch gặp trực tiếp để từ chối, ứng viên nên chọn viết thư qua email. 

Dưới đây là cách viết thư từ chối offer công việc chuyên nghiệp mà Vjobs gợi ý cho bạn:

3.1 Tiêu đề thư

Tiêu đề thư là yếu tố quan trọng không thể thiếu để người dùng nhận biết chủ đề của lá thư. Nếu bạn viết “thư từ chối offer công việc” sẽ khiến bạn không được đánh giá là người tinh tế vì câu từ có phần nhạy cảm.

Thay vào đó hãy viết khéo léo theo các cách gợi ý sau:

  • “Họ và tên ứng viên - Vị trí công việc được đề xuất”
  • “Họ và tên ứng viên - Phản hồi offer công việc”

3.2 Phần mở đầu

Tương tự như thư xin việc, luôn mở đầu thư bằng lời chào để thể hiện sự lịch sự. Nếu bạn đã biết rõ tên người đề xuất công việc cho bạn, hãy chào trực tiếp tên đối phương.

>>> Xem thêm: Bí quyết viết thư ứng tuyển ấn tượng với nhà tuyển dụng

Kèm theo lời chào là lời cảm ơn chân thành để thể hiện sự cảm kích đối với cơ hội nghề nghiệp mà doanh nghiệp đã dành cho mình.

Ví dụ:

Kính gửi nhà tuyển dụng/ Quý doanh nghiệp/ Anh, Chị XYZ,

Em/Tôi xin chân thành cảm ơn quý doanh nghiệp đã dành thời gian trao đổi và gửi lời mời làm việc.

3.3 Nội dung từ chối

Viết thư từ chối offer công việc chuyên nghiệp thể hiện rõ nét ở phần nội dung từ chối. Khi bạn biết đưa ra lí do thuyết phục mà không gây mất lòng nhà tuyển dụng, bạn chắc chắn gây được thiện cảm tốt trong mắt họ.

Không nên diễn giải lan man và càng không nên thẳng thắn nói rằng vì bạn đã nhận công việc ở một doanh nghiệp khác, hay không hài lòng với chính sách lương thưởng và đãi ngộ,...

Ví dụ: 

Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, em/tôi nhận thấy vị trí này chưa hoàn toàn phù hợp với định hướng nghề nghiệp hiện tại của em/tôi.

Để không đánh mất cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, bạn nên bày tỏ thêm lời mời hợp tác trong tương lai hoặc giữ liên lạc với nhà tuyển dụng qua các kênh mạng xã hội.

Không đánh mất cơ hội hợp tác trong tương lai
Không đánh mất cơ hội hợp tác trong tương lai

Ví dụ: 

Em/Tôi hy vọng có cơ hội hợp tác với doanh nghiệp trong tương lai. Xin phép được kết nối LinkedIn/Facebook/…. để cập nhật những thông tin hữu ích từ quý doanh nghiệp

Dưới đây là liên kết dẫn đến tài khoản LinkedIn/Facebook/….cá nhân của em/tôi. Nếu có nhu cầu, xin hãy kết nối với em/tôi để chúng ta có thể trao đổi nếu cần trong thời gian tới.

3.4 Phần kết 

Cuối thư, bạn nên khẳng định lại sự trân trọng của mình và gửi lời chúc tốt đẹp đến nhà tuyển dụng hoặc doanh nghiệp.

Ví dụ:

Một lần nữa, em/tôi xin chân thành cảm ơn và chúc quý doanh nghiệp luôn thành công hơn nữa trong tương lai.

Biết ơn và trân trọng.

Họ và tên

4. Một số lưu ý

Ngoài việc không nên trì hoãn (phản hồi nhanh chóng) và luôn giữ thái độ tích cực, lịch sự để không khép đi “cánh cửa” của cơ hội nghề nghiệp tương lai kể trên, Vjobs lưu ý thêm một số nội dung sau:

  • Cân nhắc khung giờ gửi thư: Trong vòng 24h kể từ khi nhận được lời đề nghị hợp tác, bạn nên phản hồi càng sớm càng tốt trong khung giờ làm việc. Điều này tránh thư của bạn bị trôi.
  • Kiểm tra chính tả: Đảm bảo toàn bộ nội dung đều không mắc lỗi về chính tả nếu không muốn bị đánh giá là ứng viên không có tâm, không cẩn thận.

Viết thư từ chối offer công việc chuyên nghiệp bằng cách gửi đúng lúc và đúng chính tả
Viết thư từ chối offer công việc chuyên nghiệp bằng cách gửi đúng lúc và đúng chính tả

Như vậy, tương tự như doanh nghiệp có quyền chọn hay không chọn ứng viên, ứng viên cũng có quyền quyết định làm hay không làm ở doanh nghiệp. Dù là như thế nào, một sự phản hồi bằng cách viết thư từ chối offer công việc chuyên nghiệp luôn là cách giúp bạn tìm thấy cơ hội nghề nghiệp mơ ước hiện tại mà không làm mất đi cơ hội việc làm trong tương lai. 




 

Tài liệu hỗ trợ tìm việc


Lê Đăng Khoa

Viết thư từ chối offer công việc chuyên nghiệp - Cách đảm bảo cho sự nghiệp ổn định

Viết thư từ chối offer công việc chuyên nghiệp là kỹ năng quan trọng giúp bạn duy trì mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng. Hãy cùng Vjobs tìm hiểu cách viết thư từ chối sao cho lịch sự, tinh tế và đặc biệt không gây mất lòng nhà tuyển dụng. Bởi vì công việc mà bạn từ chối có thể là phương án dự phòng hữu hiệu khi bạn không phù hợp với công việc mơ ước.

Chia sẻ

Danh sách bài viết


Profile tham gia nhiều câu lạc bộ có được nhà tuyển dụng đánh giá cao không?

Bí kíp tìm việc
Ngày nay nhiều sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã nhận thức được tầm quan trọng của kinh nghiệm và kỹ năng. Lựa chọn tham gia câu lạc bộ luôn là một trong những quyết định hàng đầu của sinh viên. Tuy nhiên, điều nó có ích hay không cho hành trình tìm việc sắp tới? Cùng theo dõi ngay tại bài viết này.

Nên chọn công ty lớn hay startup? Lời khuyên cho người tìm việc

Bí kíp tìm việc
Nên chọn công ty lớn hay startup? Đây là câu hỏi quan trọng đối với nhiều người tìm việc. Trong khi công ty lớn mang đến sự ổn định và lộ trình thăng tiến rõ ràng, công ty startup lại cho bạn cơ hội học hỏi nhanh và phát triển đa kỹ năng. Cùng Vjobs phân tích ưu - nhược điểm để có lựa chọn phù hợp nhất!

Viết thư từ chối offer công việc chuyên nghiệp - Cách đảm bảo cho sự nghiệp ổn định

Bí kíp tìm việc
Viết thư từ chối offer công việc chuyên nghiệp là kỹ năng quan trọng giúp bạn duy trì mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng. Hãy cùng Vjobs tìm hiểu cách viết thư từ chối sao cho lịch sự, tinh tế và đặc biệt không gây mất lòng nhà tuyển dụng. Bởi vì công việc mà bạn từ chối có thể là phương án dự phòng hữu hiệu khi bạn không phù hợp với công việc mơ ước.

Đãi ngộ - nhân tố của sự gắn kết lâu dài giữa nhân viên và doanh nghiệp

Bí kíp tìm việc
Đãi ngộ là một trong những yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp. Một doanh nghiệp có nhiều hoạt động đãi ngộ tốt cho nhân viên chắc chắn sẽ giữ chân nhân viên lâu dài. Khiến họ thấy xứng đáng và tự hào vì là một thành phần của doanh nghiệp hơn. Vậy đây là gì? Có những loại hình nào? Vjobs sẽ giải bày toàn bộ thắc mắc trong bài viết này bạn nhé!

"Rải" CV - xu hướng tìm việc của giới trẻ

Bí kíp tìm việc
Rải CV đã và đang là xu hướng tìm việc của nhiều ngưới, đặc biệt là đối với các bạn trẻ. Phương pháp tìm việc này đem đến một số ưu thế nhất định, song vẫn còn nhiều hệ lụy tiềm ẩn nếu bạn không biết cách "rải" đúng. Cùng Vjobs điểm qua một số thông tin quan trọng để hiểu rõ hơn về phương pháp tìm việc này nhé!

Săn ngay việc làm Cần Thơ: Việc làm đa dạng - Lương mơ ước

Bí kíp tìm việc
Tìm hiểu cơ hội việc làm Cần Thơ - trung tâm kinh tế và giáo dục của Đồng bằng Sông Cửu Long. Với bài viết này của Vjobs, bạn sẽ được cung cấp các thông tin về các lĩnh vực đàn tuyển dụng tại Cần Thơ. Những lợi ích và đòi hỏi về kinh nghiệm, kỹ năng mà ứng viên cần có.

Tìm việc qua Internet: cơ hội hay thách thức?

Bí kíp tìm việc
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn hình thức tuyển dụng thông qua mạng Internet để tiết kiệm chi phí. Do đó xu hướng tìm việc qua Internet cũng phổ biến hơn bao giờ hết. Cách thức tìm việc này đem lại một số lợi ích nhất định, song song với đó là những nguy cơ tiềm ẩn cho bất ký ứng viên nào. Cùng nhau tìm hiểu ở bài viết này bạn nhé!

Những điều cần biết nếu muốn trở thành một Freelancer chuyên nghiệp

Bí kíp tìm việc
Ngày nay, Freelancer đang trở thành một xu hướng phổ biến trong các mô hình làm việc, đặc biệt được Gen Z ưu ái lựa chọn. Lý do chính nằm ở sự tự do, linh hoạt về thời gian và ít ràng buộc trách nhiệm. Và bạn cũng đang cân nhắc trở thành một Freelancer? Hãy cùng Vjobs khám phá chi tiết về hình thức làm việc này qua bài viết dưới đây!

Hàng trăm cơ hội việc làm với Portfolio chuyên nghiệp

Bí kíp tìm việc
Portfolio chuyên nghiệp luôn là cánh tay đắc lực cho bất kỳ ứng viên nào muốn gia tăng sự cạnh tranh của bản thân. Tuy nhiên không phải ngành nghề nào cũng có thể xây dựng Portfolio. Vậy Portfolio là gì? Làm thế nào để tạo một Portfolio chuẩn và bắt mắt? Đồng hành cùng Vjobs tìm kiếm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Làm thế nào để tìm việc trên LinkedIn hiệu quả

Bí kíp tìm việc
LinkedIn là một trong những mạng xã hội phổ biến đối với những người đi làm ngày nay. Cơ hội nghề nghiệp mà nền tảng này mang lại là vô cùng to lớn. Vậy làm thế nào để nắm bắt được những cơ việc làm trên LinkedIn? Hãy để chúng tôi giúp bạn giải đáp thắc mắc trong bài viết này bạn nhé!
Bạn cần chúng tôi giúp gì không?