Ngoài những công việc cần làm trước khi đi phỏng vấn như tra cứu tìm hiểu công ty, sản phẩm ngành hàng kinh doanh, chuẩn bị những câu trả lời phần hỏi đáp, phong thái tự tin,...
Thì để đạt được một buổi phỏng vấn khiến nhà tuyển dụng phải cảm thấy thú vị hơn, ứng viên có thể thực hiện theo các điều bên dưới mà Vjobs chia sẻ
Storytelling
Khi phỏng vấn sẽ gặp rất nhiều trường hợp nhà tuyển dụng đặt câu hỏi về những tình huống thực tế bạn trải qua, kinh nghiệm, cách xử lý,... Với những trường hợp này các ứng viên đừng chỉ nêu ra những thông tin quá khô cứng, hãy thêm thắt những tình tiết có thời gian, địa điểm, tại sao lại có trường hợp đó, nhân vật và cách bạn giải quyết ra sao, có ai hỗ trợ và quan trọng rút ra được những bài học nào cho bản thân.
Một câu chuyện thực tế sẽ giúp cho buổi phỏng vấn trở nên thoải mái hơn, nhà tuyển dụng không chỉ muốn nghe những bài học của bạn được rút ra từ thất bại, dự án bạn từng thành công, ngoài ra họ còn muốn xem cách bạn giải quyết tình huống đó ra sao có phù hợp với nhà tuyển dụng hay không.
Liên kết
Câu chuyện thực tế sẽ giúp bạn ghi được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Nhưng phải được đảm bảo có sự liên kết với vị trí bạn sắp ứng tuyển. Khéo léo lồng ghép câu chuyện của bản thân với vị trí sắp ứng tuyển không chỉ giúp câu chuyện vừa thực tế với văn hóa doanh nghiệp, đồng thời sẽ giúp nhà tuyển dụng hình dung được bạn có phù hợp với công việc đó hay không.
Lược bớt những chi tiết không liên quan, tránh việc kể quá lan man, dài dòng thiếu liên kết với vị trí sắp ứng tuyển. Cho nhà tuyển dụng thấy những kinh nghiệm thực sự cần thiết, phù hợp, và nổi bật của bản thân.
Chấp nhận
Đừng chỉ tập trung vào những thành công bạn từng đạt được, hãy đề cập thêm vào đó những sự cố và thất bại của bản thân và bài học rút ra từ nó. Chấp nhận thất bại không chỉ cho nhà tuyển dụng một góc nhìn khác về bạn cho thấy bạn là người có tinh thần học hỏi từ sai lầm, không bao giờ bỏ cuộc, cải thiện bản thân tốt hơn.
Hãy nói ra với những cảm xúc chân thành, nhưng đừng quá phóng đại khoa trương, sự tự tin và chân thành sẽ giúp bạn ghi được thiện cảm với nhà tuyển dụng.
Đặt câu hỏi
Khi đã đi đến cuối buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng thường sẽ hỏi bạn có thắc mắc gì nữa không, đây là cơ hội giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về văn hóa doanh nghiệp, trách nhiệm công việc, và những lưu ý cụ thể cần thiết cho vị trí đó, v.v.
Một vài câu hỏi bạn có thể đặt cho nhà tuyển dụng:
Cơ hội thăng tiến ở vị trí này như thế nào ?
Công ty sử dụng phương thức nào để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên ?
Nếu em được nhận vị trí ấy thì em có thể làm việc theo hình thức nào ( online,offline, linh hoạt,...) ?
Làm thế nào để nhận được kết quả trúng tuyển sau phỏng vấn ?
Tổng kết:
Tổng kết lại, một buổi phỏng vấn thành công không chỉ dựa vào việc bạn chuẩn bị kỹ lưỡng những thông tin cơ bản mà còn nằm ở cách bạn thể hiện sự sáng tạo, chân thành, và khả năng thích nghi. Bằng cách áp dụng storytelling, đảm bảo câu chuyện có sự liên kết, không ngại nhắc đến những bài học từ thất bại, và khéo léo đặt câu hỏi để tìm hiểu thêm về công ty, bạn sẽ dễ dàng tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Hãy nhớ, sự chuẩn bị kỹ càng cùng phong thái tự tin và chân thành chính là chìa khóa giúp bạn mở cánh cửa thành công trong buổi phỏng vấn.
=>> Có thể bạn quan tâm: Làm việc tại nhà an toàn và chất lượng cao
=>> Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn giới thiệu bản thân trước nhà tuyển dụng khi tham gia phỏng vấn