Dành cho nhà tuyển dụng

Mục lục

Những sai sót sau đây rất thường xuyên xuất hiện trong các buổi phỏng vấn dù bạn là sinh viên mới ra trường hay là người đã có kinh nghiệm đi làm nhiều năm. Điểm mặt ngay các “lỗi” cơ bản này và xem xem Vjobs sẽ mách bạn những mẹo nào để khắc phục lỗi và ghi điểm với nhà tuyển dụng nhé!

Những lỗi sai cần tránh khi tham gia phỏng vấn
Những lỗi sai cần tránh khi tham gia phỏng vấn

1. PHẢN HỒI MAIL CHƯA “ĐẠT”

Sau khi CV (Curriculum Vitae – Lý lịch trích ngang) của bạn được nhà tuyển dụng để mắt đến và mong muốn có một cuộc hẹn để trao đổi chi tiết hơn, nhà tuyển dụng thông thường sẽ gửi email có đầy đủ thông tin về buổi phỏng vấn vào email mà bạn ghi trong CV. Một số ứng viên thường mắc phải lỗi trong bước phản hồi mail như sau:

  • Không phản hồi mail
  • Phản hồi cộc lốc kiểu “Đã nhận thông tin”, “Sẽ đến đúng hẹn”,…
  • Phản hồi quá dài, lan man, “đầy nước mắt” với đầy những cụm từ “biết ơn”, “tha thiết mong chờ buổi phỏng vấn”,…

Mặc dù không có quy định quá khắc khe trong việc phản hồi email hẹn phỏng vấn nhưng nội dung mail nên đảm bảo được các yếu tố nếu bạn muốn tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng:

  • Trả lời đúng trọng tâm nội dung email. Ngắn gọn, súc tích mà đầy đủ sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân
  •  Đảm bảo được các thành phần cơ bản trong email, bao gồm:

+ Mở đầu: “Dear…”, “Kính gửi…” hoặc các cách nói tương tự

+ Nội dung chính: Cảm ơn và xác nhận tham gia buổi phỏng vấn vào khung giờ trên. Trong trường hợp có việc bận, mong muốn dời lịch phỏng vấn hoặc có bất kỳ vấn đề nào liên quan, bạn cần nêu rõ thông tin và nhờ sự hỗ trợ từ nhà tuyển dụng

+ Kết thúc: “Best Regards”, “Trân trọng” hoặc các cách nói tương tự

+ Chữ ký: Có đủ thông tin cá nhân Họ tên, Liên hệ

 

2. CHƯA CHUẨN BỊ ĐẦY ĐỦ CHO BUỔI PHỎNG VẤN

Sẽ còn rất nhiều thiếu sót nếu bạn chỉ tìm hiểu về công ty hoặc JD (Job Detail – Mô tả công việc) để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Sau đầy, Vjobs sẽ mách bạn đầy đủ các việc cần chuẩn bị giúp có được buổi phỏng vấn chất lượng!

  • Tìm hiểu về công ty và JD của vị trí là việc tiên quyết cần làm
  • Ôn lại kiến thức nghiệp vụ nếu buổi phỏng vấn có yêu cầu kiểm tra chuyên môn
  • Chuẩn bị bản in CV khi đến phỏng vấn và mang theo đầy đủ các vật dụng cần thiết theo yêu cầu trong email phỏng vấn (nếu có)
  • Chuẩn bị ngoại hình chỉnh chu: Kể cả khi không quy định trang phục, quần đen áo sơ mi trắng vẫn nên là lựa chọn ưu tiên của bạn để tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Ngoài ra, đầu tóc, giày dép cần gọn gàng, lịch sự và nếu là nữ, bạn đừng quên trang điểm nhẹ để nổi bật vẻ ngoài của mình nhé! Tuy ngoại hình không đóng vai trò trọng yếu đối với kết quả phỏng vấn, nhưng sự chỉnh chu sẽ thể hiện được sự tôn trọng của bạn đối với vị trí đang ứng tuyển và giúp bạn có thêm điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng

3. ĐẾN PHỎNG VẤN “ĐÚNG GIỜ”

Bạn không nghe lầm đâu. Đến đúng thời gian như đã hẹn trong email mời phỏng vấn thì được xem là “trễ giờ” vì bạn cần đến sớm hơn ít nhất 5 – 10 phút hoặc nhiều hơn nữa để hạn chế những sự cố bất ngờ có thể xảy ra trên đường đến công ty. Việc đến sớm hơn thời gian phỏng vấn cũng giúp bạn giữ bình tĩnh, có thể quan sát hoặc đi dạo xung quanh trong lúc chờ đợi để có thêm chủ đề cho buổi trao đổi với nhà tuyển dụng.

Trong trường hợp gặp sự cố không thể đến phỏng vấn đúng hẹn, bạn nên liên hệ với nhà tuyển dụng để thông báo cũng như xem xét có thể dời lịch phỏng vấn hay không. Hạn chế việc đến trễ không thông báo nhé!

 

4. NGÔN NGỮ CƠ THỂ THƯỜNG BỊ BỎ QUÊN

Không giống như việc trau chuốt câu chữ khi trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng, ngôn ngữ cơ thể thường bị bỏ quên hoặc không được xem trọng. Có thể bạn chưa biết, ở một vài vị trí công việc hay ngành nghề cụ thể thì nhà tuyển dụng sẽ “âm thầm” chấm điểm ngôn ngữ cơ thể của bạn trong suốt quá trình phỏng vấn để đưa ra kết quả sau cùng. Do đó, song song với việc trả lời lưu loát các câu hỏi, bạn cần lưu ý thêm những ngôn ngữ cơ thể sau: Ánh mắt tập trung vào người đang giao tiếp, dáng ngồi lịch sự, không gù lưng hay dựa ghế, tuyệt đối không sử dụng điện thoại trừ khi thực sự cần thiết và đừng quên cười thật tươi nha!

 

5. CHIA SẺ NHỮNG ĐIỀU ĐÃ CÓ TRONG CV

Tất nhiên khi bạn đã được vào vòng phỏng vấn nghĩa là nhà tuyển dụng đã thấy sự phù hợp hoặc tò mò về bạn sau khi xem qua thông tin trong CV. Vậy nên khi phỏng vấn, việc trình bày lại những điều đã ghi trong CV có vẻ như không mang lại nhiều giá trị. Khi được hỏi về kinh nghiệm làm việc hay giới thiệu về bản thân, bạn nên tập trung vào những điều chưa được thể hiện rõ hết trong CV nhưng phải đảm bảo có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Ví dụ như: Chi tiết các trách nhiệm của bạn khi làm công việc cũ, thành quả đạt được, một sự kiện/cột mốc bứt phá trong công việc cũ,…Từ đây, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá chính xác hơn về tính cách, chuyên môn và năng lực của bạn để xem xét sự tương thích với vị trí công việc mà họ đang tìm kiếm ứng viên

Xem thêm: Hướng dẫn giới thiệu bản thân trước nhà tuyển dụng khi giam gia phỏng vấn

6. KHÔNG CHUẨN BỊ CÂU HỎI CHO NHÀ TUYỂN DỤNG

- Nhà tuyển dụng: “Em có câu hỏi nào dành cho nhà tuyển dụng không?”

- Ứng viên: “Em không ạ”

Đây chính là một lỗi sai mà các bạn thường xuyên mắc phải khi không có bất kỳ câu hỏi nào dành cho nhà tuyển dụng trước khi kết thúc buổi phỏng vấn. Nên chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi đơn giản về chế độ đãi ngộ hay yêu cầu đặc biệt cho công việc này để nhà tuyển dụng nhận thấy được sự quan tâm của bạn đối với vị trí ứng tuyển. Ngoài ra, đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng cũng thể hiện được sự “có để tâm tìm hiểu về công việc, công ty” của bạn, không những ghi thêm điểm mà còn giúp bạn hiểu hơn đối với những thông tin chưa được nhà tuyển dụng cung cấp chi tiết.

Mặc dù kết quả phỏng vấn được quyết định chủ yếu dựa trên độ phù hợp của ứng viên đối với vị trí công việc nhưng nếu chú ý để không mắc phải những lỗi cơ bản trên, cơ hội trúng tuyển của bạn sẽ cao hơn so với các ứng viên khác vì thể hiện được sự chuyên nghiệp và chỉnh chu của bản thân _ Một trong những yếu tố không thể thiếu trong môi trường làm việc.

Bạn đã từng mắc phải lỗi nào trong các lỗi nêu trên? Chia sẻ thêm với Vjobs về kinh nghiệm “chữa lỗi” của bạn nhé!

 

Tài liệu hỗ trợ tìm việc


Tri Uyên

CẦN TRÁNH NHỮNG LỖI SAU NẾU BẠN MUỐN ĐẬU PHỎNG VẤN DỄ DÀNG HƠN

Những sai sót sau đây rất thường xuyên xuất hiện trong các buổi phỏng vấn dù bạn là sinh viên mới ra trường hay là người đã có kinh nghiệm đi làm nhiều năm. Điểm mặt ngay các “lỗi” cơ bản này và xem xem Vjobs sẽ mách bạn những mẹo nào để khắc phục lỗi và ghi điểm với nhà tuyển dụng nhé!

Chia sẻ

Danh sách bài viết


TOP 4 CÁCH TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC

Hành trang nghề nghiệp
Làm thế nào để giữ được nhiệt huyết với những công việc cứ lặp lại mỗi ngày, có khi nào các bạn trãi qua cảm giác chán nản, mất động lực hoặc không muốn đi làm vì xoay quanh công việc đều là những bước lặp đi lặp lại chưa ? Cách thoát khỏi nó là gì ? hãy cùng tìm hiểu các tip để lấy lại động lực trong công việc ngay bây giờ nhé.

Tầm quan trọng của đặt mục tiêu nghề nghiệp trong năm mới

Hành trang nghề nghiệp
Kết thúc một năm cũ làm việc nỗ lực và vất vả, người lao động lại tiếp tục bước sang một năm làm việc mới. Một năm hứa hẹn với nhiều thành công hơn nếu bạn biết cách đặt mục tiêu nghề nghiệp trong năm mới. Cùng đội ngũ Vjobs tìm hiểu tầm quan trọng cũng như cách đặt mục tiêu để phát triển sự nghiệp trong năm mới.

Cách vượt qua giai đoạn sa thải ngoài ý muốn

Hành trang nghề nghiệp
Mất việc luôn là vấn đề gây nhức nhối và khiến nhiều lao động rơi vào tình trạng hụt hẫng và buồn bã. Có rất nhiều lí do khiến người đi làm bị sa thải, từ khách quan đến chủ quan. Hãy để Vjobs mách bạn một số cách vượt qua giai đoạn sa thải để chuẩn bị cho hành trình tìm kiếm và nắm bắt cơ hội nghề nghiệp mới.

Tạo ấn tượng tốt ngày đầu đi làm như thế nào?

Hành trang nghề nghiệp
Tạo ấn tượng tốt ngày đầu đi làm sẽ giúp bạn trở nên nổi bật và thu hút được sự quan tâm của mọi người. Từ đó dễ dàng làm quen và hòa nhập với mọi người xung quanh. Vậy tạo ấn tượng bằng cách nào để bạn trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt người khác? Đâu là những điều bạn nên làm và không nên làm để tránh sự “ấn tượng” theo nghĩa tiêu cực? Vjobs sẽ bật mí cho bạn trong bài viết này!

Mạng xã hội - bệ đỡ cho sự nghiệp đột phá

Hành trang nghề nghiệp
Công nghệ thông tin phát triển kéo theo những xu hướng nổi bật. Lướt mạng xã hội do đó đã trở thành thói quen của hàng triệu người dùng trên khắp thế giới. Nhiều người đi làm tận dụng mạng xã hội như một công cụ để giúp họ chinh phục những công việc mơ ước. Vậy liệu mạng xã hội có thực sự là “bệ đỡ” của sự nghiệp đột phá hay không? Bằng cách nào để có thể làm được điều đó? Tất cả sẽ được giải bày ngay tại bài viết này.

TOP 5 ngành nghề triển vọng năm 2025

Hành trang nghề nghiệp
Thời đại nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ, do đó ngày càng có nhiều doanh nghiệp “mọc lên” hoạt động sôi nổi. Nhu cầu nhân lực vì thế cũng tăng nhanh qua các năm. Nhu cầu cao, ngành nghề đa dạng, vì thế để lựa chọn đúng ngành nghề phù hợp với năng lực và đam mê là điều vô cùng quan trọng. Cùng Vjobs khám phá top 5 ngành nghề triển vọng trong năm 2025 bạn nhé!

Top 7 kỹ năng cần có để chinh phục danh hiệu nhà quản trị giỏi

Hành trang nghề nghiệp
Một doanh nghiệp muốn phát triển mạnh mẽ phải sở hữu cho mình một đội ngũ quản trị giỏi. Giỏi về trình độ chuyên môn lẫn các kỹ năng cần thiết. Vậy đâu là những kỹ năng quan trọng cần có để nhà quản trị có thể đưa doanh nghiệp của mình đi đúng hướng. Cùng tìm hiểu bài viết này với Vjobs nhé!

Khám phá việc làm thời vụ cuối năm: nhẹ nhàng - lương hấp dẫn

Hành trang nghề nghiệp
Bên cạnh công việc chính, một số người cuối năm mong muốn tìm thêm việc làm thời chính để tích góp thêm tài chính. Tuy nhiên không phải công việc nào cũng phù hợp và đem lại hiệu quả cao đối với bạn. Cùng Vjobs khám phá những lưu ý về vấn đề trên và điểm qua một số công việc lý tưởng cho bạn nhé!

Xây dựng mối quan hệ trong công việc - nhân tố tạo nên thành công

Hành trang nghề nghiệp
Mối quan hệ trong nội bộ lẫn bên ngoài công ty đều quan trọng đối với bất kỳ cá nhân nào. Vì xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong công việc mang lại cho bạn nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp. Khám phá vấn đề này ngay tại bài viết bên dưới cùng Vjobs nhé!

Các hoạt động gắn kết nhân viên cuối năm phổ biến

Hành trang nghề nghiệp
Hoạt động gắn kết nhân viên giúp nâng cao tinh thần đoàn kết đội ngũ nội bộ của doanh nghiệp. Đây vốn là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển thành công của bất kỳ doanh nghiệp nào. Thời điểm thích hợp để tổ chức là những tháng cuối năm. Vậy có những hoạt động nào? Cùng Vjobs khám phá nhé!
Bạn cần chúng tôi giúp gì không?