Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có một nhóm các nhà quản trị thực hiện nhiệm vụ hoạch định chiến lược nói riêng và quản lý tổ chức nói chung. Để có thể “dìu dắt” nhân sự hiệu quả, đội ngũ nhân sự phải chất lượng. Trên hành trình trở thành một nhà quản trị giỏi cần có nhiều yếu tố cấu thành khác nhau. Một trong số đó là kỹ năng, vốn được xem là nhân tố quan trọng không kém trình độ chuyên môn. Vậy để đạt được điều đó nhà quản trị cần sở hữu những kỹ năng nào? Bài viết này của Vjobs sẽ trả lời cho bạn.
1. Tư duy chiến lược
Không chỉ quản lý tổ chức mỗi ngày, nhà quản trị còn có trách nhiệm đề xuất những kế hoạch, chiến lược kinh doanh. Một doanh nghiệp sẽ “giậm chân tại chỗ” nếu không có chiến lược trong kinh doanh, bất kể ngắn hạn hay dài hạn.
Để xây dựng chiến lược, cấp lãnh đạo phải xem xét các vấn đề quan trọng sau:
- Mục tiêu chung của doanh nghiệp và cụ thể của từng bộ phận (bao gồm ngắn hạn và dài hạn)?
- Nguồn lực của doanh của doanh nghiệp có phù hợp với mục tiêu hay không?
- Khả năng của doanh nghiêp ra sao?
- Doanh nghiệp cần phải đối mắt với những thách thức nào?
- Kế hoạch dự phòng là gì? …
Chiến lược không phải lúc nào cũng cố định vì nó luôn chịu sự thay đổi của nhiều yếu tố tác động. Do đó người có tư duy chiến lược sẽ có trách nhiệm dự đoán tình hình, những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để ứng biến kịp thời.
2. Kỹ năng phân tích thị trường
Đây là một kỹ năng không kém phần quan trọng, sẽ bổ trợ cho kỹ năng tư duy chiến lược của nhà quản trị giỏi. Vì để có được một chiến lược kinh doanh hiệu quả, các cấp quản trị cần biết cách cập nhật và phân tích thông tin thị trường.
Hiểu rõ xu hướng thị trường và mong muốn của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp vượt mặt đối thủ.
Thường xuyên tham khảo các báo cáo ngành và các hội thảo ngành để cập nhật xu hướng của thị trường.
3. Kỹ năng nhân sự
Trong một tổ chức, một đội nhóm luôn có những người đứng đầu với tên gọi khác nhau, nhưng gọi chung là người lãnh đạo. Đó không chỉ là một danh xưng, mà đó còn đi liền với trách nhiệm làm việc và quản lý các thành viên. Đây có thể gọi là kỹ năng nhân sự.
Người giỏi về lãnh đạo, quản lý là người biết cách sắp xếp nguồn lực một cách hợp lý cho các thành viên. Một khi nhân viên được giao công việc phù hợp với khả năng cá nhân sẽ phát huy tốt năng lực và đem lại hiệu suất làm việc cao. Nhân sự còn cảm thấy tự tin và có giá trị, tăng thời gian gắn bó cùng doanh nghiệp.
Giao việc thôi là chưa đủ, nhà quản trị còn phải biết truyền cảm hứng cho cấp dưới. Việc truyền cảm hứng giúp nhân viên gia tăng động lực làm việc, khơi dậy sự sáng tạo. Nhân viên nhận được sự khích lệ sẽ cảm thấy mình là một phần quan trọng của tổ chức, từ đó sẵn sàng cống hiến lâu dài.
>>> Xem thêm: Các hoạt động gắn gắn kết nhân viên cuối năm
4. Kỹ năng chuyên môn
Kỹ năng chuyên môn hay còn gọi là kỹ năng kỹ thuật (kỹ năng cứng). Nhóm kỹ năng này giúp người quản trị thực hiện nhiệm vụ và xử lý một số công việc nhất định.
Dù là vị trí nào, nhà quản trị cũng cần am hiểu về lĩnh vực mà họ đang hoạt động. Khi có kiến thức và những kỹ năng chuyên môn, nhà quản trị dễ dàng hoàn thành công việc với hiệu suất tối đa.
Trên thực tế, các nhà quản trị cấp cao không nhất thiết phải quá giỏi về kỹ năng chuyên môn. Chỉ cần họ có khả năng, có hiểu biết để có thể kịp thời hỗ trợ và điều phối cấp dưới. Quan trọng vẫn là kỹ năng tư duy chiến lược, có thể đề ra kế hoạch tổng quát và giao nhiệm vụ cho cấp dưới theo những tiêu chí về yêu cầu kỹ năng chuyên môn của họ.
Tìm hiểu thêm các việc làm đòi hỏi kỹ năng chuyên môn tại Vjobs:
>>> Việc làm tại Cần Thơ: TẠI ĐÂY
>>> Việc làm tại Thành phố Hồ Chí Minh: TẠI ĐÂY
5. Kỹ năng giao tiếp
Việc tự tin truyền đạt thông tin một cách chính xác, dễ hiểu giúp nhà quản trị có thể dễ dàng trình bày và trao đổi với nhân viên về công việc. Một khi diễn đạt không đúng, nhà quản trị có thể khiến nhân viên hiểu lầm dẫn đến tình trạng triển khai hoạt động sai, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh.
Nhà quản trị giỏi cần biết cách diễn đạt ngắn gọn, logic. Lựa chọn thông tin có chọn lọc. Vì giao tiếp là hai chiều nên bạn cũng cần học cách lắng nghe đối phương. Lắng nghe ý kiến và phản hồi của nhân viên để thể hiện sự quan tâm và xem trọng giá trị của họ trong tổ chức.
6. Kỹ năng đổi mới sáng tạo
Trong thời buổi kinh doanh cạnh tranh gay gắt và biến động liên , nhà quản trị cần có tư duy sáng tạo. Tìm ra chiến lược kinh doanh mang tính mới mẽ, hoặc đề xuất các ý tưởng mới cho đội nhóm để cải tiến quy trình làm việc, mang lại hiệu suất cao.
Bằng cách tìm hiểu các thông tin từ các xu hướng kinh doanh trên thế giới hoặc tham gia vào các hội thảo chuyên môn, nhà quản trị có thể rèn luyện và nuôi dưỡng khả năng sáng.
7. Kỹ năng giải quyết vấn đề
Là một nhà quản trị giỏi, bạn cần phải nhanh nhẹn trong việc ra quyết định ứng phó với bất kỳ vấn đề nào phát sinh.
Là một người có kỹ năng này, bạn cần biết cánh đánh giá vấn đề một cách toàn diện và đưa ra phương án giải quyết phù hợp. Các lưu ý mà bạn cần khi giải quyết vấn đề:
- Xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề
- Đưa ra cách giải quyết khả thi, phù hợp
- Luôn bình tĩnh khi có vấn đề xảy ra
- Quyết đoán
Như vậy, trên hành trình trở thành một nhà quản trị giỏi, điều phối hiệu quả tổ chức kinh doanh cần sự nỗ lực không ngừng nghỉ. Có rất nhiều kỹ năng mà một người lãnh đạo cần học tập và rèn luyện để có thể đảm nhận trách nhiệm “dìu dắt” nhân viên. Kết quả lớn lao bắt đầu từ hành trình chuẩn bị chu đáo. Vjobs tin rằng với những kiến thức trên bạn đã có cái nhìn tổng quát và nhận ra bản thân đang cần bổ sung kỹ năng nào. Đừng quên theo dõi Vjobs để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé!