Ứng tuyển nội bộ từ lâu đã trở thành cách an toàn trong việc tiến tới vị trí cao hơn trong công việc. Thay vì trải qua quá trình tuyển dụng dài dòng, ứng viên nội bộ có lợi thế lớn nhờ hiểu rõ văn hóa doanh nghiệp, môi trường làm việc và quy trình doanh nghiệp. Nhưng ứng tuyển theo hình thức này có dễ dàng không? Cùng Vjobs khám phá vấn đề này ngay tại bài viết bên dưới bạn nhé!
1. Ứng tuyển nội bộ là gì?
Ứng tuyển nội bộ là quá trình ứng tuyển vào vị trí còn trống của doanh nghiệp bởi chính nhân sự nội bộ của doanh nghiệp. Hình thức này thường áp dụng khi doanh nghiệp muốn tận dụng nguồn nhân lực sẵn có, giảm thời gian đào tạo và đảm bảo sự phù hợp về văn hóa.
>>> Ứng tuyển cơ hội việc làm hấp dẫn tại Cần Thơ: TẠI ĐÂY
>>> Ứng tuyển cơ hội việc làm hấp dẫn tại Thành phố Hồ Chí Minh: TẠI ĐÂY
2. Khi nào nên ứng tuyển?
Nếu bạn thích làm việc ở doanh nghiệp hiện tại, bạn nên ứng tuyển nội bộ khi:
- Bạn có đủ kinh nghiệm và kỹ năng cho vị trí công việc mới hoàn toàn hoặc cao hơn.
- Bạn e ngại khi phải tìm kiếm công việc bên ngoài nhưng muốn thăng chức cao hơn. Hoặc muốn trải nghiệm vị trí công việc mới.
- Doanh nghiệp có chính sách nội bộ và bạn đáp ứng yêu cầu.
- Bạn hiểu rõ doanh nghiệp, vị trí công việc mới và có mối quan hệ tích cực với đồng nghiệp và cấp trên.
3. Lợi ích của mô hình tuyển dụng này
Việc tuyển dụng nội bộ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:
- Tiết kiệm chi phí tuyển dụng: Không cần chi tiền cho quảng cáo tuyển dụng, headhunter hoặc quy trình tuyển chọn bên ngoài. Giảm chi phí onboarding vì nhân viên nội bộ đã quen với văn hóa và quy trình làm việc.
- Rút ngắn thời gian tuyển dụng và hòa nhập: Quá trình đánh giá và phỏng vấn nhanh hơn vì ứng viên đã có hồ sơ và lịch sử làm việc rõ ràng.
- Tạo động lực cho nhân viên: Tuyển dụng nội bộ giúp nhân viên phấn đấu hơn để đạt vị trí cao. Từ đó giữ chân được nhân sự giỏi.
- Duy trì và phát triển văn hóa doanh nghiệp: Nhân viên nội bộ hiểu rõ giá trị và tầm nhìn của doanh nghiệp, giúp duy trì sự ổn định văn hóa.
Ngoài ra, ứng viên ứng tuyển nội bộ doanh nghiệp cũng nhận được nhiều cơ hội phát triển:
- Giảm rủi ro khi chuyển việc: Giữ nguyên các quyền lợi hiện tại (bảo hiểm, phúc lợi, văn hóa doanh nghiệp) mà vẫn có cơ hội phát triển.
- Dễ dàng thích nghi với công việc mới: Hiểu rõ văn hóa, quy trình và cách làm việc của doanh nghiệp, giúp nhanh chóng hòa nhập vào vị trí mới. Được đồng nghiệp hỗ trợ dễ dàng hơn so với việc bắt đầu ở một doanh nghiệp mới.
- Tăng giá trị bản thân trong tổ chức: Khi ứng tuyển và được chọn cho vị trí mới, nhân viên chứng minh được năng lực và giá trị của mình đối với doanh nghiệp.
- Cơ hội lương và đãi ngộ cao hơn: Vì đã đóng góp cho doanh nghiệp ở vị trí cũ, nên đãi ngộ và mức lương có thể cao hơn đối với vị trí mới.
- Xây dựng uy tín tốt: Việc đậu vào vị trí mới cao hơn trong nội bộ giúp chứng minh sự tài giỏi của bạn. Tạo cảm giác ngưỡng mộ cho đồng nghiệp, khiến họ đánh giá cao bản thân bạn.
4. Quy trình ứng tuyển bài bản
Không phải vì ứng viên đang làm việc tại doanh nghiệp nên không cần trải qua nhiều vòng phức tạp. Bạn vẫn phải cạnh tranh từng vòng so với các ứng viên bên ngoài doanh nghiệp.
4.1 Tìm hiểu về tuyển dụng nội bộ
Thường xuyên theo dõi thông tin tuyển dụng qua email doanh nghiệp, tin nội bộ, các trang web và mạng xã hội của doanh nghiệp. Nắm kịp thời và ứng tuyển nội bộ sớm giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao sự nhiệt huyết của bạn.
Tuy nhiên cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định ứng tuyển. Nếu vị trí mới không phù hợp với định hướng nghề nghiệp của bạn, hãy lựa chọn phương án khác.
>>> Tham khảo các vị trí công việc hấp dẫn đang tuyển dụng trên Vjobs: TẠI ĐÂY
4.2 Chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển chuyên nghiệp
Dù là nhân viên nội bộ, bạn vẫn cần nỗ lực như khi ứng tuyển bên ngoài. Vì vậy, hãy đầu tư cho bản thân một chiếc CV chuyên nghiệp mà đầy tính cạnh tranh.
Dù là ứng viên nội bộ, bạn vẫn cần một CV chuyên nghiệp thể hiện rõ thành tích, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc. Đặc biệt, nhấn mạnh những thành tựu đạt được đối với doanh nghiệp tính đến thời điểm hiện tại. Việc nhấn mạnh thành tựu giúp nhà tuyển dụng thấy được khả năng làm được việc của bạn.
>>> Xem thêm: Cách viết CV chuẩn và thu hút ngay từ lần đọc đầu tiên
4.3 Viết thư ứng tuyển ấn tượng
Bạn cũng cần chủ động viết thêm thư ứng tuyển để tạo sự chú ý mạnh mẽ. Nếu không chủ động mà ỷ lại vào vai trò nhân viên hiện tại, bạn sẽ bị đối thủ vượt mặt trong nuối tiếc.
Thư ứng tuyển nội bộ cần nhấn mạnh lý do bạn phù hợp với vị trí mới. Đặc biệt là lý do tại sao bạn lại muốn đồng hành tiếp tục cùng doanh nghiệp ở vị trí mới hoặc cao hơn.
>>> Xem thêm: Bí quyết viết thư ứng tuyển ấn tượng với nhà tuyển dụng
4.4 Chuẩn bị kỹ cho buổi phỏng vấn
Vì có lợi thế là đang làm việc trong doanh nghiệp, nên hãy dùng mối quan hệ để tìm hiểu ai sẽ là người phỏng vấn. Từ đó có những chuẩn bị thích hợp để tiến hành phỏng vấn cùng họ.
Trong buổi phỏng vấn, bạn cần thể hiện tinh thần sẵn sàng hợp tác lâu dài với doanh nghiệp. Cũng như đưa ra lí do thuyết phục vì sao bạn không ứng tuyển bên ngoài.
Ứng tuyển nội bộ không chỉ giúp nhân viên có cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp mà còn mang lại lợi ích lớn cho doanh nghiệp. Hãy chủ động tìm kiếm cơ hội, sẵn sàng đón nhận thử thách và tận dụng chương trình tuyển dụng nội bộ để leo lên nấc thang cao hơn trong sự nghiệp. Đừng quên ấn theo dõi Vjobs để cập nhật nhiều việc làm hấp dẫn và bài viết hữu ích trong tương lai bạn nhé!